Quốc xã hóa nền văn hóa Joseph Goebbels

Vào buổi tối 10 tháng 5 năm 1933, khoảng 4 tháng rưỡi sau khi Hitler trở thành thủ tướng, một cảnh tượng xảy ra ở Berlin chưa từng thấy ở thế giới phương Tây kể từ thời Trung cổ. Khoảng giữa đêm, cuộc diễu hành rước đuốc của hàng nghìn sinh viên kết thúc trên quảng trường đối diện Đại học Berlin. Một đống sách khổng lồ được châm lửa, rồi khi ngọn lửa bùng lên có thêm sách được ném vào, cuối cùng khoảng 20.000 quyển sách cháy thành tro. Cảnh tượng tương tự diễn ra ở vài thành phố khác. Chiến dịch đốt sách đã bắt đầu.

Nhiều quyển sách do đám sinh viên ném vào đống lửa đêm ấy dưới đôi mắt hài lòng của TS. Göbbels là tác phẩm của những tác giả đã nổi tiếng trên thế giới. Trong số tác giả Đức gồm có Thomas Mann, Heinrich Mann, Lion Feuchtwanger, Jakob Wassermann, Stefan Zweig, Erich Maria Remarque, Walther Rathenau, Albert Einstein, Alfred KerrHugo Preuss – người cuối cùng đã đóng góp vào việc soạn thảo bản hiến pháp của Cộng hòa Đức. Các tác giả nước ngoài gồm: Jack London, Upton Sinclair, Helen Keller, Margaret Sancher, H.G. Wells, Havelock Ellis, Arthur Schnitzler, Freud, Gide, Zola, Proust.

Bộ trưởng Göbbels phát biểu với sinh viên sau khi các quyển sách đã hóa thành tro:

Tâm hồn của dân tộc Đức có thể cất lên tiếng nói trở lại. Những ngọn lửa này không những rọi chiếu hồi kết cục của một kỷ nguyên cũ, mà còn soi sáng cho kỷ nguyên mới.

Kỷ nguyên Quốc xã mới của nền văn hóa Đức được soi sáng không chỉ bởi những đống lửa đốt sách vở, mà còn qua những quy định theo tầm mức chưa một quốc gia phương tây hiện đại nào từng thấy. Có biện pháp âm thầm, không thể hiện biểu tượng như đống lửa sách nhưng hữu hiệu, như việc quy định số ấn bản lưu hành hoặc trữ trong thư viện và đề tài của sách mới. Ngay từ thời gian đầu, ngày 22 tháng 9 năm 1933, Ban Văn hóa Đế chế được thành lập và được giao cho Göbbels quản lý. Chức năng của Ban này được luật quy định như sau:

Nhằm theo đuổi một chính sách của văn hóa Đức, cần thiết phải tập hợp lại những nghệ sĩ có sáng kiến trong mọi lĩnh vực vào một tổ chức dưới quyền lãnh đạo của Quốc xã. Đế chế không những sẽ quy định đường hướng tiến triển về tinh thần và tâm linh, mà còn sẽ chỉ đạo và tổ chức các ngành nghề.

Nhiều phòng được đặt ra dưới Ban Văn hóa Đế chế để hướng dẫn và kiểm soát cuộc sống văn hóa: các phòng Đế chế về mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, văn học, báo chí, truyền thanh và phim ảnh. Mọi người hoạt động trong những lĩnh vực này đều bị buộc phải gia nhập một phòng tương ứng, trong đấy các quyết định và chỉ đạo có hiệu lực theo luật định. Trong số các chức năng khác, các phòng có thể trục xuất – hoặc từ chối đơn xin gia nhập – người "thiếu tin cậy về chính trị." Có nghĩa là người không sốt sắng lắm với Quốc xã thường bị cấm hành nghề và thế là mất kế sinh nhai.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Joseph Goebbels //nla.gov.au/anbd.aut-an35129689 //www.amazon.com/dp/B0011UXVDG http://www.aolsvc.merriam-webster.aol.com/dictiona... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://pressechronik1933.dpmu.de/zur-historischen-... http://research.calvin.edu/german-propaganda-archi... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11905264v http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb11905264v http://www.idref.fr/026895455